Câu 1: Vì sao khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
- A. Đây là vùng có dân số đông nhất cả nước.
-
B. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhât cả nước.
- C. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.
- D. Đây là vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước.
Câu 2: Bảo vệ rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, trước mắt là nhằm:
-
A. tăng cường nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An.
- B. phục vụ cho nhu cầu dân dụng và chất đốt ơ TPHCM.
- C. cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai.
- D. bảo vệ nguồn gen động - thực vật quý hiếm.
Câu 3: Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về
- A. nguồn lao động.
-
B. nguồn năng lượng.
- C. vấn đề lương thực.
- D. thị trường tiêu thụ.
Câu 4: Cơ sở năng lượng ở Đông Nam Bộ đã từng bước được giải quyết nhờ
- A. hoàn toàn vào nguồn điện ở Tây Nguyên.
- B. nguồn điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ cung cấp.
-
C. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
- D. phát triển điện nguyên tử và điện gió.
Câu 5: Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là
- A. khai thác, chế biến dầu khí.
- B. giao thông vận tải biển.
- C. du lịch biển.
-
D. nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 6: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thuỷ lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
- A. áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất.
- B. nâng cao trình độ cho người lao động.
- C. tăng cường sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
-
D. thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng cho năng suất cao hơn.
Câu 7: Nguồn nước khoáng nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ ?
- A. Quang Hanh.
- B. Hội Vân.
-
C. Bình Châu.
- D. Mỹ Lâm
Câu 8: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều có chung thế mạnh về :
- A. Chăn nuôi gia súc.
-
B. Trồng cây công nghiệp.
- C. Dầu mỏ và quặng bô xít.
- D. Quặng bôxit và thủy năng.
Câu 9: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất đối với đầu tư nước ngoài nhờ vào lợi thế :
- A. Cảng biển, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường.
- B. Lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, trung tâm công nghiệp lớn.
- C. Vị trí địa lí, tài nguyên, lao động, cơ sở hạ tầng.
-
D. Vị trí địa lí, trung tâm công nghiệp lớn và các thành phố lớn đông dân.
Câu 10: Hồ nhân tạo lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ tính đến năm 2007 là :
- A. Hồ thủy điện Thác Mơ.
-
B. Hồ thủy điện Trị An.
- C. Hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi.
- D. Hồ thủy lợi Dầu Tiếng.
Câu 11: Bảo vệ rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, trước mắt là nhằm :
- A. Phục vụ cho nhu cầu dân dụng và chất đốt ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- B. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai.
-
C. Tăng cường nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An.
- D. Bảo vệ các nguồn gen thực - động vật quý hiếm.
Câu 12: Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13: Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh / thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Câu 14: Loại đất chiếm khoảng 40% diện tích của vùng Đông Nam Bộ là :
- A. Đất phù sa.
- B. Đất xám phù sa cổ.
-
C. Đất đỏ ba dan.
- D. Đất phe-ra-lit đỏ vàng.
Câu 15: Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng?
- A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
-
B. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- C. khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- D. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 16: Bảo vệ rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa lớn trong việc :
- A. Du lịch sinh thái.
- B. Bảo tồn những di tích trong kháng chiến chống Mĩ.
-
C. Bảo tồn các hệ sinh thái ngập mặn cửa sông.
- D. Cung cấp gỗ củi và nuôi trồng thủy sản.
Câu 17: Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thuộc tỉnh :
- A. Bình Phước.
- B. An Giang.
-
C. Tây Ninh.
- D. Đồng Nai.
Câu 18: Cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ chiếm :
- A. Khoảng 1/2 diện tích cây công nghiệp của cả nước.
-
B. Khoảng 1/3 diện tích cây công nghiệp của cả nước.
- C. Khoảng 1/4 diện tích cây công nghiệp của cả nước.
- D. Khoảng 1/5 diện tích cây công nghiệp của cả nước.
Câu 19: Biện pháp quan trọng để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là :
- A. Thay giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng mới cho năng suất và sản lượng cao.
-
B. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
- C. Tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.
- D. Mở rộng diện tích cây cà phê.
Câu 20: Dựa vào Atlat trang 28, tỉ trọng GDP của từng vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là
- A. 29,3% và 14,6%.
- B. 30,3 % và 15,6%.
- C. 31,3 % và 16,6%.
-
D. 32,3% và 17,6%.
Câu 21: Mức tập trung sản xuất cây cao su cao nhất ở vùng
- A. Bắc Trung Bộ.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Tây Nguyên
-
D. Đông Nam Bộ.
Câu 22: Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là
- A. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc – hóa dầu.
- B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
-
C. tăng cường cơ sở năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.
- D. hiện đại hóa tam giác tăng trưởng công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu.
Câu 23: Giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
- A. bảo vệ vốn rừng.
- B. thay đổi cơ cấu cây trồng.
- C. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
-
D. hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi.
Câu 24: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
-
A. Tăng cường cơ sở năng lượng
- B. Bổ sung lực lượng lao động
- C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
- D. Hỗ trợ vốn
Câu 25: Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
- A. Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài
- B. Quan tâm tới vấn đề môi trường
-
C. Hạn chế phát triển các khu công nghiệp
- D. Tránh làm tổn hại đến ngành du lịch