Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra
- A. hạn hán
-
B. bão.
- C. lũ lụt.
- D. xâm nhập mặn.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia nào thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long?
-
A. Tràm Chim, Đất Mũi, Phú Quốc, U Minh Thượng.
- B. Đất Mũi, Côn Đảo, Bạch Mã, Kiên Giang.
- C. U Minh Thượng, Cát Bà, Núi Chúa, An Giang.
- D. Phú Quốc, Bù Gia Mập, Cát Tiên, An Giang.
Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
- A. Phù sa ngọt.
-
B. Đất phèn.
- C. Đất mặn.
- D. Đất than bùn.
Câu 4: Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản.
- B. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản.
- C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản.
-
D. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
Câu 5: Mùa khô ở Đồng bằng Cửu Long kéo dài từ
- A. tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
-
B. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- C. tháng 10 đến tháng 5 năm sau .
- D. tháng 11 đến tháng 6 năm sau.
Câu 6: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
- A. đất mặn.
- B. đất xám.
-
C. đất phèn.
- D. đất phù sa ngọt.
Câu 7: Các loại khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Đá vôi, than đá.
-
B. Than bùn, đá vôi.
- C. Than đá, dầu khí.
- D. Dầu khí, than bùn.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Sinh vật đa dạng, phong phú.
- B. Tài nguyên biển hết sức phong phú.
-
C. Nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao.
- D. Đất phù sa ngọt màu mỡ có diện tích tương đối lớn.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. rừng bị cháy vào mùa khô.
- B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- C. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài.
-
D. đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn và mùa khô kéo dài
Câu 10: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
-
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
- B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
- D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu 11: Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là
-
A. An Giang
- B. Hậu Giang
- C. Tiền Giang
- D. Vĩnh Long
Câu 12: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?
- A. Bến Tre
- B. An Giang
- C. Sóc Trăng
-
D. Kiên Giang
Câu 13: Loại đất có diện tích lơn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. Đất phù sa ngọt
- B. Đất mặn
-
C. Đất phèn
- D. Đất xám trên phù sa cổ
Câu 14: Cần Thơ là thành phố, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của ĐB sông Cửu Long nhờ vào lợi thế :
-
A. Vị trí trung tâm của cả đồng bằng.
- B. Có cơ sở năng lượng quan trọng là nhà máy điện Trà Nóc.
- C. Có trường đại học lớn nhất khu vực.
- D. Có cảng nội địa là cửa ngõ của cả tiểu vùng Mê Công.
Câu 15: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
- B. Đẩy mạnh hơn nữa việc thâm canh, tăng vụ.
- C. Thực hiện khai hoang và cải tạo đất phèn, đất mặn.
-
D. Kết hợp khai hoang mở rộng diện tích với tăng hệ số sử dụng đất.
Câu 16: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Cà Mau.
- B. Sóc Trăng
- C. Bạc Liêu.
-
D.Tây Ninh
Câu 17: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng Cửu Long?
- A. Cần Thơ.
- B. Cà Mau.
-
C. Thủ Dầu Một,
- D. Long Xuyên
Câu 18: Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là
- A. Đất phèn
-
B. Đất mặn
- C. Đất cát
- D. Đất phù sa ngọt
Câu 19: Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là
- A. Đất phèn
- B. Đất mặn
- C. Đất cát
-
D. Đất phù sa ngọt
Câu 20: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh
- A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.
- B. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- C. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
-
D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 21: Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
- B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ.
- C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
-
D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản
Câu 22: Rìa châu thổ là từ dùng để chỉ :
- A. Vùng đất phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.
- B. Vùng đất cao nhưng có nhiều vùng trũng thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.
- C. Vùng đất thấp ven biển thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều.
-
D. Vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Cửu Long.
Câu 23: Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển nông nghiệp là:
-
A. Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
- B. Đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích.
- C. Thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
- D. Đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.
Câu 24: Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
-
A. Giải quyết nguồn nước ngọt.
- B. Bảo vệ rừng ngập mặn.
- C. Khai thác biển, đảo.
- D. Nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 25: Đây là kinh nghiệm lâu đời của người dân Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo đất phèn, đất mặn trong mùa khô.
-
A. Chia đồng bằng thành ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế, luân phiên rửa cho đất.
- B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn đưa vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
- C. Xây dựng hệ thống kênh rạch chằng chịt để khai thác nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu.
- D. Chuyển các diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi tôm cá thay cho lúa.
Câu 26: Một giải pháp quan trọng đang được đề cập nhiều nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt kéo dài ở ĐB sông Cửu Long là :
- A. Tăng cường xây dựng hệ thống đê bao quanh các sông.
-
B. Chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ đem lại.
- C. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi để thoát lũ.
- D. Xây dựng các đập và hồ chứa ở thượng nguồn các sông.
Câu 27: Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận:
- A. Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ
-
B. Vùng chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và vùng nằm ngoài phạm vi tác động đó
- C. Vùng cao không ngập nước và vùng trũng ngập nước
- D. Vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều
Câu 28: Đặc điểm nào không đúng với vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngạp nước vào mùa mưa
- B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa
-
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển
- D. Về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù
Câu 29: Năm 2005, tỉnh nào của ĐB sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và thuỷ sản?
- A. Cà Mau và Kiên Giang.
- B. Cà Mau và An Giang.
-
C. An Giang và Kiên Giang.
- D. An Giang và Đồng Tháp.
Câu 30: Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất trong sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là :
-
A. Đông xuân là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
- B. Hè thu là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
- C. Khả năng tăng vụ còn nhiều vì hệ số sử dụng đất còn thấp.
- D. Có lương thực bình quân cao hơn mức bình quân cả nước.