Câu 1: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
- A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
- B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
-
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
- D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc
-
C. Trường Sơn Nam.
- D. Trường Sơn Bắc
Câu 3: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh:
-
A. Cây công nghiệp.
- B. Lương thực
- C. Thực phẩm.
- D. Hoa màu.
Câu 4: Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta :
- A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ.
- B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
- C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
-
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 5: Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :
- A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
-
B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
- C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
- D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.
Câu 6: Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :
- A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
-
B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
- C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
- D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :
-
A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
- B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
- D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
- A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
-
B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
- C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:
- A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng
- B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng
-
C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin
- D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin
Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là:
- A. Sông Hồng và sông Mã
- B. Sông Cả và sông Mã
- C. Sông Đà và sông Lô
-
D. Sông Hồng và sông Cả
Câu 11: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
- A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn
- B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn
- C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã
-
D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
Câu 12: Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là:
- A. 1/2 và 1/2
- B. 2/3 và 1/3
-
C. 3/4 và 1/4
- D. 4/5 và 1/5
Câu 13: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
- A. Đồng bằng
-
B. Đồi núi thấp
- C. Núi trung bình
- D. Núi cao
Câu 14: Độ dốc chung của địa hình nước ta là
- A. thấp dần từ Bắc xuống Nam
- B. thấp dần từ Tây sang Đông
- C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
-
D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Câu 15: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:
- A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
- B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn
-
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn
Câu 16: Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:
- A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp
- B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung
-
C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam
- D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?
- A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản
- B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,..
-
C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng
- D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông
Câu 18: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là
- A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung
-
B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung
- C. hướng đông – tây và hướng vòng cung
- D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung
Câu 19: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực
- A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc
- B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
-
C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
- D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam
Câu 20: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta?
- A. Đồng Văn
- B. Mộc Châu
- C. Sơn La
-
D. Di Linh
Câu 21: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:
- A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
- B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,
- C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
-
D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng
Câu 22: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng:
- A. Miền núi Bắc Bộ
- B. Cực Nam Trung Bộ
- C. Tây Nguyên
-
D. Đông Nam Bộ
Câu 23: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở:
- A. Diện tích nhỏ hơn.
- B. Phù sa không bồi đắp hàng năm
-
C. Thấp và khá bằng phẳng
- D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa
Câu 24: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực
- A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc
- B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
- C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
-
D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
Câu 25: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở
-
A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
- B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
- C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
- D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
Câu 26: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:
- A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm.
- B. Có nhiều ô trũng ngập nước
- C. Được canh tác nhiều nhất.
-
D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.
Câu 27: Quá trình làm biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là:
-
A. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng.
- B. Đắp đê ở đồng bằng
- C. Bồi tụ ở đồng bằng.
- D. Xâm thực ở đồi núi.