Câu 1: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
- A. Đồng bằng ven biển miền Trung.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Đồng bằng Nam Bộ
Câu 2: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là:
- A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao
-
B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
- C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ
- D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển
Câu 3: Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?
- A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
- B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
- C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
-
D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
Câu 4: Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là:
-
A. Các bậc ruộng cao bạc màu.
- B. Các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm.
- C. Các ô trũng ngập nước.
- D. Các vũng vịnh đầm phá.
Câu 5: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:
- A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình
- B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai
-
C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- D. đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu
Câu 6: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
-
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
- B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp
- C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng
- D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp
Câu 7: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là
- A. được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
- B. cao ở ria phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển
-
C. bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ
- D. bề mặt khá bằng phẳng
Câu 8: Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm một phần diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:
-
A. Địa hình thấp, nhất là vùng ven biển.
- B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
- D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.
Câu 9: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn thường xuyên là do:
- A. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
- B. Động đất.
- C. Khan hiếm nước.
- D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất).
Câu 10: so với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long
-
A. Thấp hơn và bằng phẳng hơn
- B. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn
- C. Cao hơn và bằng phẳng hơn
- D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn
Câu 11: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Có hệ thống đê sông và đê biển.
-
B. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.
- C. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch.
- D. Diện tích 40.000 km2.
Câu 12: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do
- A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển
- B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
- C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng
-
D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt
Câu 13: ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
- A. vùng trong đê
-
B. vùng ngoài đê
- C. các ô trũng ngập nước
- D. ria phía tây và tây bắc
Câu 14: Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình:
- A. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
- B. Vùng đã được bồi tụ thành đông bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng.
-
C. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
- D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
Câu 15: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là do:
- A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
- B. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
- C. Khí hậu ở đây khô hạn
-
D. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
Câu 16: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi
-
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông
- B. Khí hậu phân hóa phức tạp
- C. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế
- D. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là:
-
A.Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu
- B. Sín Chải, Tà Phình , Mộc Châu, Sơn La
- C. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải
- D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình
Câu 18: Vùng đất được sử dụng nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng để phát triển cây lương thực là:
- A. Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm
- B. Đất ven biển
- C. Đất bãi bồi ven sông
-
D. Đất trong đê không được bồi đắp hàng năm
Câu 19: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có:
- A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
-
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
- C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
- D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.
Câu 20: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:
- A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
-
B. Địa hình thấp và bằng phẳng
- C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
- D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.
Câu 21: thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là
- A. Chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm
- B. Chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ
- C. Chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn
- D. Chuyên canh cây lương thực, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ
Câu 22: thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?
- A. lũ ống, lũ quét
-
B. triều cường, ngập mặn
- C. động đất, trượt lở đất
- D. sương muối, rét hại
Câu 23:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là
- A. Vàng Danh
- B. Quỳnh Nhai
-
C. Phong Thổ
- D. Nông Sơn