'

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P1)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P1)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :

  • A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
  • B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
  • C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
  • D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2: khu vực chịu tác đọng mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng      
  • B. Vùng núi Tây Bắc
  • C. Vùng núi Đông Bắc     
  • D. Vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 3: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện:

  • A. tổng nhiệt độ trung bình năm 10.000 độ C.
  • B. tổng nhiệt độ trung bình năm 8000 độ C.
  • C. tổng nhiệt độ trung bình năm 8000-10.000 độ C.
  • D. tổng nhiệt độ trung bình năm trên 10.000 độ C.

Câu 4: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do

  • A. Tín phong mang mưa tới
  • B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn
  • C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền
  • D. Địa hình cao đón gió gây mưa

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh
  • B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
  • C. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
  • D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh

Câu 6: ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là

  • A. Các đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long)
  • B. Các đồng bằng ven biển miền Trung
  • C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
  • D. Các thung lung giữa núi

Câu 7: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là

  • A. Điểm cực Bắc      
  • B. Điểm cực Nam
  • C. Điểm cực Đông      
  • D. Điểm cực Tây

Câu 8: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ:

  • A. tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm.
  • B. tổng số giờ nắng 3000 giờ/năm
  • C. tổng số giờ nắng 1400 giờ/năm               
  • D. tổng số giờ nắng >3000giờ/năm

Câu 9: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời len thiên đỉnh gần nhất là

  • A. Điểm cực Bắc      
  • B. Điểm cực Nam
  • C. Điểm cực Đông      
  • D. Điểm cực Tây

Câu 10: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?

  • A. Giữa mùa gió Đông Bắc     
  •  B. Giữa mùa Gió Tây Nam
  • C. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam      
  • D. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió

Câu 11: Gió mùa đông goạt động ở nước ta trong thời gian nào?

  • A. Từ tháng 5 đến tháng 10      
  • B. Từ tháng 6 đến tháng 12
  • C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau      
  • D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sa

 

Câu 12: Chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta, thể hiện:

  • A. cân bằng bức xạ dương, nền nhiệt cao, giờ nắng nhiều
  • B. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C 
  • C. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
  • D. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm 27 độ C

Câu 13: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, cụ thể là

  • A. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC
  • B. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Đông Bắc)
  • C. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi Tây Bắc)
  • D. Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc đều trên 20oC ( trừ vùng núi cao)

Câu 13: Mùa hè khối khí nóng di chuyển từ Ấn Độ Dương lên theo hướng

  • A. đông nam.     
  • B. tây nam.      
  • C. đông bắc.
  • D. tây bắc.

Câu 14: Mùa đông khối khí lạnh di chuyển từ phương Bắc xuống theo hướng

  • A. đông nam.    
  • B. tây nam.    
  • C. đông bắc.
  • D. tây bắc.

Câu 15: Nước ta nhận một lượng bức xạ mặt trời lớn trong năm:

  • A. có 2 mùa mưa và khô.              
  • B. ngày đêm chênh lệch.
  • C. có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh.
  • D. có mùa khô kéo dài.

Câu 16: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:

  • A. Giò mùa Đông Bắc      
  • B. Tín phong
  • C. Gió mùa Tây Nam      
  • D. Gió mùa Đông Nam

Câu 17: Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía Đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm mưa phùn cho vùng:

  • A. Đồng bằng Bắc Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
  • D. Cả nước.

Câu 18: Mưa phùn là loại mưa :

  • A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
  • B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
  • C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
  • D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 19: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

  • A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
  • B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
  • C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
  • D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 20: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :

  • A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
  • B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
  • C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
  • D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 21: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :

  • A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
  • B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
  • C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
  • D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

 

Câu 22: Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía Đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm mưa phùn vào tháng:

  • A. tháng 4, 5.
  • B. tháng 2, 3.                
  • C. tháng 3, 4 .            
  • D. tháng 1, 2 .

Câu 23: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • A. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
  • B. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
  • C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
  • D. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.

Câu 24: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?

  • A. lượng mưa hàng năm lớn
  • B. nhiệt độ cao trung bình trên 250C.
  • C. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông. 
  • D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.

Câu 25:  Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:

  • A. 1500-2000mm.
  • B. 2000-2500mm.
  • C. 3000-3500mm.
  • D. 3500-4000mm.

Câu 26: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

  • A. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn
  • B. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời
  • C. trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần
  • D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm