Câu 1: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta là:
- A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.
-
B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm nghiệp.
- C. Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
- D. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?
- A. Có sự phân hóa đa dạng.
-
B. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ.
- C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- D. Mang tính chất thất thường.
Câu 3: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- A. Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
- B. Sông thường ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ lụt.
-
C. Sông có lượng nước lớn, nhiều phù sa.
- D. Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực nhỏ.
Câu 4: Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
- A. Tây Nguyên
-
C. Tây Bắc
- B. Đông Bắc
- D. Bắc Trung Bộ
Câu 5: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc nhờ:
- A. Có địa hình cao hơn.
- B. Có địa hình hướng vòng cung.
- C. Có hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.
-
D. Có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió mùa Đông Bắc.
Câu 6: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
- A. Nam Bộ
-
B. Tây Nguyên và Nam Bộ
- C. Phía Nam đèo Hải Vân
- D. Trên cả nước
Câu 7: Trên lãnh thổ Việt Nam, đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ:
- A. 2400 m trở lên
-
B. 2600 m trở lên
- C. 2500 m trở lên
- D. 2700 m trở lên
Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:
- A. Rừng ngập mặn.
- B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
- C. Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
-
D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
Câu 9: Nơi nào ở nước ta trong năm có hai mùa khô và mưa rất rõ rệt?
- A. Miền Bắc
- C. Miền Nam
-
B. Miền Trung
- D. Câu A + B đúng
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
-
A. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.
- B. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.
- C. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút khá mạnh.
- D. Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 11: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:
- A. Bắc Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- B. Nam Trung Bộ
-
D. Nam Bộ
Câu 12: Ở nước ta, vùng đồng bằng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là:
-
A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung
- C. Đồng bằng sông Cửu Long
- D. Câu A + B đúng
Câu 13: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở nước ta là:
- A. Đất phèn, đất mặn
-
B. Đất feralit
- C. Đất phù sa
- D. Đất feralit có mùn
Câu 14: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là:
-
A. Tây Bắc - Đông Nam
- C. Đông - Tây
- B. Tây Nam - Đông Bắc
- D. Bắc - Nam
Câu 15: Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được khoảng:
- A. 100 triệu tấn/năm
- C. 150 triệu tấn/năm
- B. 180 triệu tấn/năm
-
D. 200 triệu tấn/năm
Câu 16: Lãnh thổ nước ta trải dài:
- A. Trên 12 độ vĩ.
-
B. Gần 15 độ vĩ.
- C. Gần 17 độ vĩ.
- D. Gần 18 độ vĩ.
Câu 17: Vị trí địa lý nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
- A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
-
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
- C. Phát triển các ngành kinh tế biển.
- D. Tất cả các thuận lợi trên.
Câu 18: Nội thuỷ là:
- A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
-
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
- C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lý.
- D. Vùng nước cách bờ 12 hải lý.
Câu 19: Đường cơ sở trên biển của nước ta được xác định là đường:
- A. Nằm cách bờ biển 12 hải lý.
- B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
-
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
- D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 20: Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
-
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
- B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
- C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
- D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu 21: Hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở:
-
A. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
- B. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
- C. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
- D. Các câu trên đều đúng.
Câu 22: Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là loại địa hình:
- A. Có nền nhiệt độ cao.
- B. Xâm thực ở vùng núi cao.
-
C. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở vùng đồng bằng.
- D. Các câu trên đều sai.
Câu 23: Trên lãnh thổ nước ta, các cao nguyên bazan tập trung nhiều ở vùng núi:
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
-
D. Trường Sơn Nam.
Câu 24: Đỉnh núi nào sau đây nằm trong vùng núi Đông Bắc?
-
A. Kiều Liêu Ti.
- B. Phu Luông.
- C. Făng-xi-păng.
- D. Ngọc Linh.
Câu 25: Địa hình đồi núi đã làm cho:
- A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
- B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
-
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
- D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.