Câu 1: Dãy núi được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là:
- A. Kẻ Bàng
- C. Hoành Sơn
-
B. Bạch Mã
- D. Hoàng Liên Sơn
Câu 2: Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?
-
A. Tích tụ mạnh các chất Fe2O3, Al2O3.
- B. Phong hóa mạnh các loại đá mẹ.
- C. Rửa trôi mạnh các chất bazơ.
- D. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.
Câu 3: Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?
- A. Vịnh cửa sông.
- B. các bờ biển mài mòn.
-
C. các vũng, vịnh nước sâu.
- D. câu A và B đúng.
Câu 4: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là:
- A. Cận xích đạo gió mùa
- B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
-
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
Câu 5: Loại rừng nào sau đây không được xếp vào rừng phòng hộ?
-
A. Vườn quốc gia
- C. Rừng chắn gió cát bay
- B. Rừng đầu nguồn
- D. Rừng chắn sóng ven biển
Câu 6: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:
- A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo
- B. Đới rừng xích đạo
- C. Đới rừng nhiệt đới
-
D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
Câu 7: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là:
- A. Mài mòn - bồi tụ
- C. Xói mòn - rửa trôi
-
B. Xâm thực - bồi tụ
- D. Xâm thực - mài mòn
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ 16oB trở vào)?
- A. Quanh năm nóng
-
B. Về mùa khô có mưa phùn
- C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC
- D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 9: Sự phân hóa địa hình nước ta: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
- A. Bắc - Nam
-
B. Đông - Tây
- C. Độ cao
- D. Câu A + B đúng
Câu 10: Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào:
- A. Tháng VII
- B. Tháng VIII
-
C. Tháng IX
- D. Tháng X
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của khí hậu thuộc đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
- A. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, độ ẩm cao.
-
B. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng đều trên 25oC, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
- C. Khí hậu lạnh, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC.
- D. Khí hậu rất lạnh, quanh năm dưới 5oC.
Câu 12: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
- A. Than đá và apatít.
- B. Vật liệu xây dựng và quặng sắt.
-
C. Dầu khí và bôxit.
- D. Thiếc và khí tự nhiên.
Câu 13: Ở miền Nam không có đai ôn đới, vì ở đây:
- A. Nằm gần Xích đạo.
- B. Không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.
- C. Nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
-
D. Không có các núi cao trên 2600m.
Câu 14: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là:
- A. Thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ.
- B. Thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loài cây trồng công nghiệp dài ngày.
- C. Thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước.
-
D. Thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.
Câu 15: Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Ngọc Linh là tên của:
-
A. Một ngọn núi cao
- C. Một dòng sông
- B. Một bãi biển đẹp
- D. Một vườn quốc gia
Câu 16: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là:
- A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc
-
B. Cực Nam Trung Bộ
- C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên
- D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 17: Trên lãnh thổ Việt Nam, số lượng các con sông có chiều dài trên 10 km là:
- A. 3260
- B. 3620
-
C. 2360
- D. 2630
Câu 18: Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta là từ:
- A. Tháng IX đến tháng IV
-
B. Tháng XI đến tháng IV
- C. Tháng X đến tháng IV
- D. Tháng XII đến tháng IV
Câu 19: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho:
- A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
- B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt.
-
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
- D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
Câu 20: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
-
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
- B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
- C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
- D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 21: Biển Đông có diện tích:
-
A. 3,447 triệu km2.
- B. 3,457 triệu km2.
- C. 4,437 triệu km2.
- D. 3,467 triệu km2.
Câu 22: Vịnh nào sau đây trong vùng biển của nước ta có diện tích lớn nhất?
- A. Vịnh Cam Ranh.
- B. Vịnh Rạch Giá.
- C. Vịnh Thái Lan.
-
D. Vịnh Bắc Bộ.
Câu 23: Vùng ven biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối vì:
- A. Nơi có nhiệt độ cao.
- B. Ít mưa, nắng nhiều, lộng gió.
- C. Nước biển có độ mặn cao vì chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 24: Quần đảo Côn Sơn thuộc tỉnh, thành phố nào?
-
A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
- B. Kiên Giang.
- C. Cà Mau.
- D. Khánh Hòa.
Câu 25: Việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, vì:
- A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển.
- B. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
- C. Là căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.
-
D.Tất cả đều đúng.