'

Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 15)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 15)
Mục lục
Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 15. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?

  • A. Sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế máy làm giá đỗ.
  • B. Bạn A thưởng thức ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang.
  • C. Chị C sản xuất máy gặt lúa theo sánh chế anh A.
  • D. Bạn B học tập tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có ý nghĩa gì?

  • A. Tránh mọi hành vi lạm dụng về quyền hạn của cán bộ, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ.
  • B. Tránh mọi trường họp bị người khác tấn công.
  • C. Tránh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
  • D. Tránh mọi sự tranh chấp về chỗ ở.

Câu 3: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sao đây là đúng với quy định của pháp luật?

  • A. Trực tiếp viết phiếu bầu và gửi qua đường bưu điện.
  • B. Trực tiếp viết phiếu bầu cử và đi bỏ phiếu.
  • C. Ân cầm phiếu của cả gia đình đi bỏ phiếu.
  • D. Không trực tiếp viết phiếu bầu nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.

Câu 4: Cung là khối lượng hàng hoá, ......... hiện có trên thị trường và ............ thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức ......... , khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

  • A. ... sản phẩm ... cất trữ ... giá thành ...
  • B. ... dịch vụ ... chuẩn bị đưa ra ... giá cả ...
  • C. ... tiền tệ ... trên ... giá trị ...
  • D. ... dịch vụ ... lưu thông ... giá trị ...

Câu 5: Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nôi dung thuộc quyền nào của công dân?

  • A. Quyền được sáng tạo.
  • B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
  • C. Quyền được học tập.
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 6: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?

  • A. Quyền hoạt động khoa học.
  • B. Quyền phê bình văn học.
  • C. Quyền tác giả.
  • D. Quyền sở hữu công nghiệp.

Câu 7: Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền

  • A. được tham gia của trẻ em
  • B. sống còn của trẻ em
  • C. bình đẳng của trẻ em
  • D. được phát triển của trẻ em

Câu 8: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

  • A. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
  • B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
  • C. Những người đại diện cho pháp luật.
  • D. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.

Câu 9: Sau cuộc trao đổi nội bộ về Đề án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân?

  • A. Được thông báo để biết và thực hiện
  • B. Biểu quyết công khai
  • C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định
  • D. Giám sát các hoạt động của chính quyền

Câu 10: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chữi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

  • A. Gữi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân thị trấn X.
  • B. Gữi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.
  • C. Bỏ việc ở cữa hàng này, xin làm ở cữa hàng khác.
  • D. Gữi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.

Câu 11: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

  • A. Giá trịsử dụng.
  • B. Giá trị, giá trị trao đổi.
  • C. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.
  • D. Giá trị, giá trị sử dụng

Câu 12: Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm

  • A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.
  • B. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
  • C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 13: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?

  • A. Công bằng xã hội trong giáo dục.
  • B. Chủ trương phát triển giáo dục.
  • C. Định hướng đổi mới giáo dục.
  • D. Bất bình đẳng trong giáo dục.

Câu 14: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T đã lén xem một số người hàng xóm bầu cho mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

  • A. Bỏ phiếu kín
  • B. Bình đẳng
  • C. Phổ thông
  • D. Trực tiếp

Câu 15: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào

  • A. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.
  • B. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
  • C. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
  • D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.

Câu 16: Công dân thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là thể hiện bản chất

  • A. dân chủ và tiến bộ của Nhà nước.
  • B. tiến bộ và văn minh của Nhà nước.
  • C. dân chủ và văn minh của Nhà nước.
  • D. nhân văn và tiến bộ của Nhà nước.

Câu 17: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

  • A. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
  • B. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.
  • C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
  • D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.

Câu 18: Giá trị của hàng hóa là gì?

  • A. Lao động của người sản xuất hàng hóa.
  • B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
  • C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
  • D. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

Câu 19: Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Điều này thể hiện tư tưởng 

  • A. coi nhẹ nhân tài.
  • B. trọng dụng nhân tài.
  • C. phát triển nhân tài
  • D. tìm kiếm nhân tài.

Câu 20: Quyền học tập của công dân dược quy định trong

  • A. chỉ thị, Nghị quyết cuẩ Bộ Giáo dục và đào tạo.
  • B. thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục – Đào tạo.
  • C. nội quy nhà trường, lớp học.
  • D. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm phát luật khác.

Câu 21: Khi đi chơi đêm về, P và Q phát hiện một nhóm thanh niên đang cắt trộm đường dây cáp đồng dưới lòng đất, P ở lại canh chừng còn Q nhanh chóng đi báo với công an địa phương. Trong trường hợp này, P và Q đã thực hiện quyền gì của công dân?

  • A. Khiếu nại
  • B. Bầu cử và ứng cử
  • C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  • D. Tố cáo

Câu 22: Chị D bị buộc tội thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị D cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bào vệ mình?

  • A. Quyền bình đẳng.
  • B. Quyền tố cáo.
  • C. Quyền dân chủ.
  • D. Quyền khiếu nại.

Câu 23: Sản xuất của cải vật chất là

  • A. sự tác động của con người vào khoa học, kĩ thuật để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
  • B. sự tác động của con người vào xã hội để tạo ra các sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
  • C. sự tác động của con người vào môi trường để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.
  • D. sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù với nhu cầu của mình.

Câu 24: Chị P bị Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện kỉ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị muốn gửi đơn khiếu nại. Theo em, chị P phải gửi đơn đến nơi nào sau đây là đúng quy định phát luật?

  • A. Chủ tịch tỉnh.
  • B. Chủ tịch huyện.
  • C. Liên đoàn lao động huyện.
  • D. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.

Câu 25: M nợ H một số tiền lớn từ lâu, H đã đòi nhiều lần nhưng M không chịu trả. Một lần vợ của M đi bán hàng ngang qua nhà, H đã giữ vợ M ở lại nhà mình (không có bất kì hành vi nào xâm phạm đến vợ anh ta) để buộc M phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, M đã vi phạm quyền

  • A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
  • C. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

Câu 26: Quyền tố cáo của công dân được hiểu là công dân

  • A. có quyền báo cho Ủy ban nhân dân nơi mình cư trú về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.
  • B. có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
  • C. chỉ có quyền báo cho công an về hành vi vi phạm pháp luật mà mình được biết.
  • D. có quyền báo cho bất kì cơ quan Nhà nước nào về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan tổ chức cá nhân nào.

Câu 27: Nhà xuất bản A đã thực hiện ký kết hợp đồng bản quyền tác giả với ông B và tiến hành xuất bản. Nhà xuất bản A đã thực hiện quyền

  • A. được phát triển của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. được sáng tác của công dân.
  • D. học tập của công dân.

Câu 28: Khi nhìn kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm để ăn trộm, em cần làm gì cho phù hợp?

  • A. Xông vào nhà hàng xóm để bắt kẻ gian.
  • B. Để đến ngày hôm sau sẽ kể lại sự việc cho nhà hàng xóm đó.
  • C. Thông báo ngay cho chủ nhà hoặc Công an xã.
  • D. Lờ đi coi như không nhìn thấy.

Câu 29: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá công cộng ở mọi nơi, là nội dung quyền được

  • A. hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ dể phát triển toàn diện.
  • B. hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu.
  • C. khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  • D. bảo hộ bồi dưỡng đẻ phát triển tài năng.

Câu 30: Cung hàng hóa, dịch vụ sẽ phụ thuộc vào khả năng gì?

  • A. Khả năng dự báo tình hình thị trường.
  • B. Khả năng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • C. Khả năng sản xuất và chi phí sản xuất.
  • D. Khả năng tăng giảm của mức giá cả.

Câu 31: Nghi ngờ con bà P lấy trộm hoa quả trong vườn, bà K chửi bà P không biết dạy con và còn bịa đặt, nói xấy bà P. Bà K đã xâm phạm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
  • C. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 32: Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

  • A. Góp ý kiến với Ủy ban xã về việc quy hoạch rừng của xã.
  • B. Tham gia giá sát, kiểm tra việc làm đường của thôn.
  • C. Kiến nghị với Ủy ban xã về bảo vệ tài nguyên rừng.
  • D. Tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

Câu 33: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  • A. Sau khi vô tình biết được mật khẩu wifi của nhà hàng xóm, X đã truy cập và sử dụng hằng ngày.
  • B. Mở máy tính thấy tài khoản gmail của ai đó vẫn chưa đăng xuất, B đã đăng xuất trước khi truy cập vào tài khoản gmail của mình.
  • C. Công ty thám tử A sử dụng phần mềm X để truy cập nhằm nghe lén, theo dõi máy điện thoại của một số người theo yêu cầu của khách hàng.
  • D. A kể cho B nghe về nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa A và C trước đó.

Câu 34: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?

  • A. Quyền sở hữu công nghiệp.
  • B. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • C. Quyền tác giả.
  • D. Quyền phát triển cá nhân.

Câu 35: Ông T quyết đinh cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm quyền

  • A. được phát triển năng khiếu của trẻ em
  • B. được phát triển của trẻ em
  • C. tự do của trẻ em
  • D. học tập của trẻ em

Câu 36: Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do

  • A. góp ý.
  • B. thảo luận.
  • C. ngôn luận.
  • D. tranh luận.

Câu 37: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện quyền

  • A. học không hạn chế của công dân
  • B. bình đẳng về cơ hội học tập
  • C. học thường xuyên, học suốt đời
  • D. học bất cứ ngành, nghề nào

Câu 38: Để may một cái áo A may hết 3 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?

  • A. 6 giờ.
  • B. 4 giờ.
  • C. 3 giờ.
  • D. 5 giờ

Câu 39: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là

  • A. Tư liệu sản xuất.
  • B. Đối tượng lao động.
  • C. Sức lao động.
  • D. Công cụ lao động.

Câu 40: Công dân được thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân ở trung ương và địa phương do mình bầu ra, bằng quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
  • B. Các quyền tự do của công dân
  • C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.