'
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí $H_{2}$, Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH thu được 15,68 lít khí $H_{2}$ (đktc). Giá trị của m là:
Câu 2: Nung p gam đá vôi có chứa 80% $CaCO_{3}$ được V lít khí $CO_{2}$ (đktc), cho $CO_{2}$ thu được tác dụng với dung dịch có chứa 80g NaOH chỉ cho được một muối hidrocacbonat A duy nhất thì giá trị của p là:
Câu 3: Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là:
Câu 4: Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột $Fe_{2}O_{3}$ rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là:
Câu 5: Cho3,87 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa hai axit HCl và $H_{2}SO_{4}$ 0,5M thu được dung dịch X và 4,368 lít khí $H_{2}$ (đktc). Kết luận nào sau đây là đúng?
Câu 6: Cho 9,1 hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít $CO_{2}$ (đktc). Hai kim loại đó là:
Câu 7: Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối $MgCO_{3}$ và $CaCO_{3}$ cho đến khi không còn khí thoát ra, thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 1 lít dung dịch $Ba(OH)_{2}$ x mol/lít, thu được 7,88 g kết tủa. Đun nóng tiếp dung dịch thấy tạo ra3,94 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và x lần lượt là:
Câu 8: Cho m gam NaOH tác dụng với một lượng vủa đủ dung dịch $HNO_{3}$ được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B, nung B đến khối lượng không đổi thấy có 2,24 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là:
Câu 9: Cho luồng $H_{2}$ dư đi qua các ống mắc nối tiếp đun nóng theo thứ tự : ống 1 đựng 0,2 mol $Al_{2}O_{3}$, ống 2 đựng 0,1 mol $Fe_{2}O_{3}$, ống 3 đựng 0,15 mol $Na_{2}O$. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn trong các ống sau phản ứng theo thứ tự trên là:
Câu 10: Một dung dịch có chứa 2 cation là $Fe^{2+}$ 0,1 mol và $Al^{3+}$ 0,2 mol và 2 anion là $Cl^{-}$ x mol, $SO_{4}^{2-}$ y mol. Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Tổng số mol của 2 anion là:
Câu 11: X là hợp kim của kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiểm thổ R. Lấy 28,8 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 6,72 lít khí $H_{2}$ (đktc). Đem 2,8 gam Li luyện thêm vào 28,8 gam X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là:
Câu 12: Hòa tan hòa toàn 6,645g hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng hoàn toàn với dd $AgNO_{3}$ (dư), thu được 18,655g kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là
Câu 13: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ và 0,1 mol $H_{2}SO_{4}$ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
Câu 14: Cho 2 cốc nước chứa các ion:
Cốc 1: $Ca^{2+}, Mg^{2+}, HCO_{3}^{-}$
Cốc 2: $Ca^{2+}, HCO_{3}^{-}, Cl^{-}, Mg^{2+}$
Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả 2 cốc, người ta:
Câu 15: Nhận biết Al, Mg, $Al_{2}O_{3}$ dùng:
Câu 16: hoà tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y ($M_{X}<M_{Y}$) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí $H_{2}$ (đktc). Kim loại X là:
Câu 17: Cho 2g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
Câu 18: Nhiệt nhôm hoàn toàn 26,8g hỗn hợp Al và $Fe_{2}O_{3}$ thu được chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí $H_{2}$ (đktc). Khối lượng $Fe_{2}O_{3}$ trong hỗn hợp ban đầu là:
Câu 19: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để điều chế Na?
Câu 20: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí $H_{2}$ (đktc). Tìm tên hai kim loại đem dùng.