Câu 1: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và $Fe_{3}O_{4}$ trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí $H_{2}$ (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây: (1) Al. (2) $Al_{2}O_{3}$. (3) $Fe_{3}O_{4}$. (4) FeO. (5) $Fe_{2}O_{3}$. (6) Fe
- A. 2, 3, 6
- B. 1, 2, 3
- C. 2, 3, 4
-
D. 1, 2, 6
Câu 2: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch $HNO_{3}$ (dư) sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
-
A. NO
- B. $NO_{2}$
- C. $N_{2}$
- D. $N_{2}O$
Câu 3: Câu nào đúng trong các câu sau đây ? Trong ăn mòn điện hoá học, xảy ra :
- A. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
- B. sự oxi hóa ở cực dương.
- C. Sự khử ở cực âm.
-
D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
Câu 4: Cho các phản ứng sau: Fe + 2$Fe(NO_{3})_{3}$→ 3$Fe(NO_{3})_{2}$. $AgNO_{3}$ + $Fe(NO_{3})_{2}$→ $Fe(NO_{3})_{3}$ + Ag. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
- A. $Fe^{2+}$, $Ag^{+}$, $Fe^{3+}$
- B. $Ag^{+}$, $Fe^{2+}$, $Fe^{3+}$
- C. $Ag^{+}$, $Fe^{3+}$, $Fe^{2+}$
-
D. $Fe^{2+}$, $Fe^{3+}$, $Ag^{+}$
Câu 5: Điện phân ( điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch có chứa ion $Fe^{2+}$, $Fe^{3+}$, $Cu^{2+}$. Thứ tự xẩy ra ở catốt lần lượt là:
-
A. $Fe^{3+}$, $Cu^{2+}$, $Fe^{2+}$
- B. $Fe^{2+}$, $Cu^{2+}$, $Fe^{3+}$
- C. $Cu^{2+}$, $Fe^{3+}$, $Fe^{2+}$
- D. $Fe^{2+}$, $Fe^{3+}$, $Cu^{2+}$
Câu 6: Cho dãy các chất: $SiO_{2}$, $Cr(OH)_{3}$, $CrO_{3}$, $Zn(OH)_{2}$, $NaHCO_{3}$, $Al_{2}O_{3}$. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là:
Câu 7: Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 1,12 lít $H_{2}$ ( đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là :
-
A. 7,9 g.
- B. 8,0 g.
- C. 7,1 g.
- D. 15,2 g.
Câu 8: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là :
- A. PbO, $K_{2}O$, SnO.
- B. FeO, MgO, CuO.
- C. $Fe_{3}O_{4}$, SnO, BaO.
-
D. FeO, CuO, $Cr_{2}O_{3}$.
Câu 9: Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích khí (đktc) thu được là:
-
A. 6,72 lit
- B. 11,2 lit.
- C. 4,48 lit
- D. 8,96 lit
Câu 10: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự:
- A. Ag < Cu < Al.
-
B. Al < Cu < Ag
- C. Al < Ag < Cu
- D. Cu < Al < Ag
Câu 11: Cho cân bằng sau: $ Cr_{2}O_{7}^{2-} + H_{2}O \rightleftharpoons 2CrO_{4}^{2-} + 2H^{+}$
( Màu da cam ) ( Màu vàng )
Khi thêm dung dịch $H^{+}$ vào muối crom mát. Màu dung dịch thay đổi thế nào?
- A. Không thay đổi
-
B. Màu vàng chuyển thành màu da cam.
- C. Màu da cam chuyển thành màu vàng.
- D. Màu vàng chuyển thành đỏ gạch.
Câu 12: Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?
-
A. $CrO_{3}$
- B. $Cr_{2}O_{3}$
- C. $Cr(OH)_{3}$
- D. $Al_{2}O_{3}$
Câu 13: $Cr_{2}O_{3}$ không phản ứng với chất nào sau đây?
- A. HCl
- B. NaOH đặc
-
C. NaOH loãng
- D. $H_{2}SO_{4}$ loãng
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A. Đồng tác dụng được với dung dich NaOH.
- B. Đồng có số oxi hóa +1 và +2.
- C. CuO bị khử bởi Al ở nhiệt độ cao
- D. Dung dịch $Cu(OH)_{2}$ là bazơ
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: $Cr(OH)_{3}$ $\rightarrow $ X $\rightarrow $ $Cr(OH)_{3}$ . Chất X có thể là?
- A. $Cr_{2}O_{3}$
- B. $CrO_{3}$
- C. CrO
-
D. $NaCrO_{2}$
Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng?
- A. Al là kim loại lưỡng tính.
- B. Zn là kim loại lưỡng tính.
-
C. Cr có tính khử yếu hơn Zn và mạnh hơn Fe
- D. Fe là kim loại có tính khử yếu hơn Cu
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng?
- A. $CrO_{3}$ là oxit bazơ
-
B. $Al_{2}O_{3}$ là chất lưỡng tính
- C. $Fe_{2}O_{3}$ là oxit lưỡng tính
- D. $FeCl_{3}$ không tác dụng với Cu
Câu 18: Dãy kim loại nào tác dụng được với HCl không tác dụng với $HNO_{3}$ đặc nguội
-
A. Al, Fe, Cr
- B. Zn, Mg, Cu
- C. Fe, Mg, Zn
- D. Mg, Cu, Ag.
Câu 19: Hóa chất để phân biệt 3 mẫu hợp kim: Al – Fe; Fe – Cu; Cr - Fe
- A. HCl.
- B. NaOH
- C. $H_{2}SO_{4}$ loãng
-
D. HCl và NaOH
Câu 20: Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch mất nhãn: $AlCl_{3}$, $FeCl_{3}$.
- A. Khí $CO_{2}$
- B. $HNO_{3}$.
- C. $H_{2}SO_{4}$ loãng
-
D. NaOH
Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Sục khí $H_{2}S$ vào dung dịch $FeSO_{4}$. (2) Sục khí $H_{2}S$ vào dung dịch $CuSO_{4}$. (3) Sục khí $CO_{2}$ (dư) vào dung dịch $Na_{2}SiO_{3}$. (4) Sục khí $CO_{2}$ (dư) vào dung dịch $Ca(OH)_{2}$. (5) Nhỏ từ từ dung dịch $NH_{3}$ đến dư vào dung dịch $Al_{2}(SO_{4})_{3}$. (6) Nhỏ từ từ dung dịch $Ba(OH)_{2}$ đến dư vào dung dịch $Al_{2}(SO_{4})_{3}$. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là :
Câu 22: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại là:
- A. Kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử.
- B. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá.
-
C. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử.
- D. Đều là chất khử.
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit $H_{2}SO_{4}$ đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
- A. $MgSO_{4}$ và $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$
- B. $MgSO_{4}$
- C. $MgSO_{4}$, $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ và $FeSO_{4}$
-
D. $MgSO_{4}$ và $FeSO_{4}$
Câu 24: Tính khử của kim loại kiềm tăng dần theo chiều sau :
- A. Cs , Rb , K , Na , Li
-
B. Li , Na , K , Rb , Cs
- C. K , Na , Li , Rb , Cs
- D. Li , Na , K , Cs , Rb
Câu 25: Phản ứng nào sau đây minh hoạ tính khử của $FeSO_{4}$ :(1). $FeSO_{4}$ + Mg (2).$FeSO_{4}$ + $AgNO_{3}$ (3). $FeSO_{4}$ + $Ba(OH)_{2}$ (4). $FeSO_{4}$ + $O_{2}$ + $H_{2}O$ (5). $FeSO_{4}$ + $KMnO_{4}$ + $H_{2}SO_{4}$ (6). $FeSO_{4}$ + $Na_{2}S$ (7). $FeSO_{4}$ + $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng.
- A. Phản ứng (2), (4), (5)
- B. Phản ứng (6) và (7)
- C. Phản ứng (1) và (4)
-
D. Phản ứng (2), (4), (5), (7)
Câu 26: Khi cho FeO tác dụng với chất $H_{2}$, HCl , $H_{2}SO_{4}$ đặc, $HNO_{3}$ thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ.
- A. FeO + $H_{2}SO_{4}$ đặc
- B. FeO + $H_{2}$
- C. FeO + $HNO_{3}$
-
D. FeO + HCl
Câu 27: Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường?
- A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời.
- B. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thuỷ lực.
-
C. Năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
- D. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
Câu 28: Cho dung dịch $Ba(OH)_{2}$ dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm $NaHCO_{3}$ 1M và $Na_{2}CO_{3}$ 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là :
-
A. 154,75g.
- B. 147,75g.
- C. 145,75g.
- D. 146,25g.
Câu 29: Cho 2,81 gam hỗn hợp A (gồm 3 oxit: $Fe_{2}O_{3}$, MgO, ZnO) tan vừa đủ trong 300ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 0,1M, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:
- A. 3,8g
- B. 4,81g
-
C. 5,21g
- D. 4,8g
Câu 30: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch $AgNO_{3}$, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là :
- A. $AgNO_{3}$ và $Mg(NO_{3})_{2}$.
- B. $Fe(NO_{3})_{3}$ và $Mg(NO_{3})_{2}$.
-
C. $Mg(NO_{3})_{2}$ và $Fe(NO_{3})_{2}$.
- D. $Fe(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$.
Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng : Al + $HNO_{3}$ (lõang ) $\rightarrow $ $Al(NO_{3})_{3}$ + $N_{2}$ + $H_{2}O$ Tổng hệ số sau cân bằng :
Câu 32: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là:
- A. Loại bỏ ion $SO_{4}^{2-}$ trong nước
-
B. Loại bỏ ion $Ca^{2+}$ và ion $Mg^{2+}$ trong nước
- C. Khử ion $Ca^{2+}$ và ion $Mg^{2+}$ trong nước
- D. Loại bỏ ion $HCO_{3}^{-}$ trong nước
Câu 33: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và $H_{2}$ phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và $Fe_{3}O_{4}$ nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là
-
A. 0,448.
- B. 0,560
- C. 0,112
- D. 0,224
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?
- A. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
- B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nguội.
-
C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
- D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
Câu 35: Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
- A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
- B. Thay đổi công nghệ sản xuất, sữ dụng nhiên liệu sạch.
-
C. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
- D. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông , hồ, biển.
Câu 36: M là kim loại. Phương trình sau đây: $M^{n+} $+ ne = M biểu diễn:
- A. Sự khử của kim loại.
-
B. Nguyên tắc điều chế kim loại.
- C. Tính chất hoá học chung của kim loại.
- D. Sự oxi hoá ion kim loại.
Câu 37: 10,2 gam $Al_{2}O_{3}$ tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M.
-
A. 250 ml .
- B. 300 ml.
- C. 600 ml.
- D. 700 ml.
Câu 38: Cho phản ứng :6$FeSO_{4}$ + $K_{2}Cr_{2}O_{7}$ + 7$H_{2}SO_{4}$ → 3$Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ + $Cr_{2}(SO_{4})_{3}$ + $K_{2}SO_{4}$ +7$H_{2}O$ . Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là :
- A. $H_{2}SO_{4}$ và $FeSO_{4}$.
-
B. $K_{2}Cr_{2}O_{7}$ và $H_{2}SO_{4}$.
- C. $K_{2}Cr_{2}O_{7}$ và $FeSO_{4}$.
- D. $FeSO_{4}$ và $K_{2}Cr_{2}O_{7}$.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :
-
A. 8,98
- B. 10,27
- C. 9,52
- D. 7,25
Câu 40: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) $(NH_{4})_{2}SO_{4}$ + $BaCl_{2}$ $\rightarrow $ (2) $CuSO_{4}$ + $Ba(NO_{3})_{2}$ $\rightarrow $ (3) $Na_{2}SO_{4}$ + $BaCl_{2}$ $\rightarrow $ (4) $H_{2}SO_{4}$ + $BaSO_{3}$ $\rightarrow $ (5) $(NH_{4})_{2}SO_{4}$ + $Ba(OH)_{2}$ $\rightarrow $ (6) $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ + $Ba(NO_{3})_{2}$ $\rightarrow $
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
- A. (2), (3), (4), (6).
- B. (3), (4), (5), (6).
-
C. (1), (2), (3), (6).
- D. (1), (3), (5), (6).