'
Câu 1: Điện phân 1 lít dung dịch có chứa 18,8 gam $Cu(NO_{3})_{2}$ và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thẻ tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, Nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là
Câu 2: Điện phân ( với điện cực Pt) 200ml dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng catot không đổi , lúc đó khối lượng catot tăng thêm 3,2g so với lúc chưa điện phân . Nồng độ mol của dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ trước phản ứng là:
Câu 3: Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ $AgNO_{3}$ như sau :
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch $AgNO_{3}$.
(2) Điện phân dung dịch $AgNO_{3}$.
(3) Cho dung dịch $AgNO_{3}$ tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân $AgNO_{3}$.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ $AgNO_{3}$ ?
Câu 4: Cho các chất sau đây : $NaOH, Na_{2}CO_{3}, NaCl, NaNO_{3}$ và $Na_{2}SO_{4}$. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ băng 1 phản ứng ?
Câu 5: Hòa tan 40 gam muối $CdSO_{4}$ bị ẩm vào nước. Để điện phân hết cadimi trong dung dịch cần dùng dòng điện 2,144A và thời gian 4 giờ . Phần trăm nước chứa trong muối là:
Câu 6: Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột $Fe_{2}O_{3}$ và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch $HNO_{3}$ thu được hỗn hợp khí gồm NO và $NO_{2}$ có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
Câu 7: Từ $Mg(OH)_{2}$ người ta điều chế Mg băng cách nào trong các cách dưới đây?
1. Điện phân $MgOH_{2}$ nóng chảy
2. Hòa tan $Mg(OH)_{2}$ vào dung dịch HCl sau đó điện phân dung dịch $MgCl_{2}$ có màng ngăn
3. Nhiệt phân $Mg(OH)_{2}$ sau đó khử MgO bằng CO hoặc $H_{2}$ ở nhiệt độ cao
4. Hòa tan $Mg(OH)_{2}$ vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau đó điện phân
Câu 8: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: $Al_{2}O_{3}, MgO, Fe_{3}O_{4}$, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
Câu 9: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là:
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Câu 11: Dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
Câu 12: Liên kết hóa học trong phân tử $Br_{2}$ thuộc loại liên kết
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 14: Ở trạng thái cơ bản , nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L ( lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là:
Câu 15: Thực hiện các thí nghiệm sau :
1. Sục khí $Cl_{2}$ vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường
2. Cho $Fe_{3}O_{4}$ vào dung dịch HCl loãng (dư)
3. Cho $Fe_{3}O_{4}$ vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc, nóng (dư)
4. Hòa tan hết hỗn hợp Cu và $Fe_{2}O_{3}$ (có số mol bằng nhau) vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng (dư)
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:
Câu 16: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là:
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Câu 18: Đốt cháy 6,48 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được a mol khí $H_{2}$ và dung dịch Y có nồng độ là 8,683%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là:
Câu 19: Nhúng một thanh kẽm nặng m gam vào dung dịch $CuBr_{2}$. Sau một thời gian, lấy thanh kẽm ra, rửa nhẹ sấy khô, cân lại thấy khối lượng thanh giảm 0,28g, còn lại 7,8g kẽm và dung dịch phai màu. Giá trị của m là
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbona của hai kim loại X và Y kế tếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít $CO_{2}$ ở đktc. Kim loại X và Y là
Câu 21: Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí $H_{2}$ bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17g tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí $H_{2}$ (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là
Câu 23: Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít $H_{2}$ ở đktc. M là kim loại nào dưới đây?
Câu 24: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 10%, thu được 2,24 lít khí $H_{2}$ (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :
Câu 25: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch $HNO_{3}$ 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là
Câu 26: Cho 3,45 gam một kim loại tác dụng với $H_{2}O$ sinh ra 1,68 lít khí $H_{2}$ (đktc). Kim loại đó có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau:
Câu 27: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và $H_{2}SO_{4}$ 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí $H_{2}$ (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
Câu 28: Hoà tan hết hỗn hợp gồm m gam Cu và 4,64 gam $Fe_{3}O_{4}$ vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch $KMnO_{4}$ 0,1M. Giá trị của m là:
Câu 29: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dd $H_{2}SO_{4}$ loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:
Câu 30: Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư, thoát ra 6,72 lít khí $H_{2}$ (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị của m là
Câu 31: Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít $H_{2}$ (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?
Câu 32: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch $HNO_{3}$ thì thấy thoát ra 11,2 lít khí (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí $N_{2}$, NO, $N_{2}O$ có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là
Câu 33: Nhúng một lá sắt nặng 8,0 gam vào 500ml dung dịch $CuSO_{4}$ 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nống độ mol/lít của $CuSO_{4}$ trong dung dịch sau phản ứng là
Câu 34: Nhúng thanh đồng vào dung dịch chứa 0,02 mol $Fe(NO_{3})_{3}$. Khi $Fe(NO_{3})_{3}$ phản ứng hết thì khối lượng thanh đồng
Câu 35: Cho 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm $Cl_{2}$ và $O_{2}$ chỉ thu được m gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 36: Cho 11,3 gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn tan hết trong 600ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thì thu được dung dịch D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch D để lượng kêt tủa lớn nhất. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được m(gam) chất rắn khan. Giá trị m là:
Câu 37: Cho hỗn hợp Cu và Fe hòa tan vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần Cu không tan. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm
Câu 38: Hòa tan 3g hợp kim Cu-Ag trong dung dịch $HNO_{3}$ tạo ra được 7,34g hỗn hợp hai muối $Cu(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$ . Phần trăm Cu-Ag trong hợp kim lần lượt là:
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Câu 40: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất dưới dây để khử độc thủy ngân?