'

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Pháp đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ?

  • A. Công nghiệp.       
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Giao thông vận tải.        
  • D. Thương mại.

Câu 2: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tổ chức Đảng nào ?

  • A. Đảng Xã hội Pháp.
  • B. Đảng Cộng sản Pháp.
  • C. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Pháp.
  • D. Đảng Công nhân xã hội dân chù Nga.

Câu 3: Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam?

  • A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (tháng 2 - 1919).
  • B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920).
  • C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921).
  • D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 4: Đối tượng đấu tranh của phong trào "Chấn hưng nội hoá" (1919) là :

  • A. Tư sản Pháp.
  • B. Tư sản Hoa kiểu.
  • C. Tư sản mại bản.
  • D. Tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.

Câu 5: Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nàu sau đây phản ánh điều đó?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
  • B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
  • C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).
  • D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (tháng 6 - 1924)

Câu 6: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" ?

  • A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
  • C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
  • D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.

Câu 7: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) cuối cùng bị thất bại?

  • A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
  • B. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào.
  • C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
  • D. Do chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

Câu 8: Những sự kiện nào trên thể giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thể giới nhất?

  • A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 11 - 1917).
  • B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (tháng 6 - 1919).
  • C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 - 1220).
  • D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế

Câu 9: Là người đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai ?

  • A. Phan Anh.       
  • B. Tôn Đức Thắng.
  • C. Trường Chinh.       
  • D. Lê Duẩn.

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (ngày 18 - 6 - 1919).
  • B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920).
  • C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
  • D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6 - 1925).

Câu 11: Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?

  • A. Ở Liên Xô. 
  • B. Ở Pháp. 
  • C. Ở Trung Quốc. 
  • D. Ở Anh.

Câu 12: Khi Đệ tam quốc tế (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2 - 1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?

  • A. Ở Anh. 
  • B. Ở Pháp. 
  • C. Ở Liên Xô. 
  • D. Ở Trung Quốc.

Câu 13: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là:

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
  • D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 14: “Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa để quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Hãy cho biết đoạn văn trên của ai, viết trong tác phẩm nào?

  • A. Của Lênin, trong sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  • B. Của Mác - Ăng-ghen trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
  • C. Của Nguyễn Ái Quốc trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1930 là gì?

  • A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
  • B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
  • D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 16: Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là:

  • A. Đi sang phương Tây tìm đường Cứu nước.
  • B. Đi sang châu Mĩ tìm đường Cứu nước.
  • C. Đi sang châu Phi tìm đường Cứu nước.
  • D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 17: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:

  • A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
  • B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18 - 6 - 1919).
  • C. Đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
  • D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế II và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920).

Câu 18: Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là:

  • A. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  • B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  • C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
  • D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 19: Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là:

  • A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. 
  • B. “Đường Kách mệnh"
  • C. Báo ““Thanh niên”
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 20: Thời gian ở Liên Xô 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:

  • A. “Đời sống công nhân”.
  • B. Báo “Nhân đạo”, báo “Sự thật”.
  • C. Tạp chí “Thư tín quốc tế”, báo “Sự thật”.
  • D. Tạp chí “Thư tín quốc tế”.

Câu 21: Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là

  • A. Tâm tâm xã.
  • B. Tân Việt Cách mạng đảng.
  • C. Việt Nam Quốc dân đảng.
  • D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 22: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là

  • A. đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. đòi quyền lợi về kinh tê và chính trị.
  • D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.