'

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (tháng 7/1937) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì ?

  • A. Nhiệm vụ phản đế.
  • B. Nhiệm vụ phản phong.
  • C. Nhiệm vụ phản đế, phản phong.
  • D. Nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 2: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chủ nghĩa phát xít đã nắm được chính quyền ở đâu?

  • A. Ở Đức, Pháp, Nhật. 
  • B. Ở Đức, Tây Ban Nha, Ý.
  • C. Ở Đức, I-ta-li-a, Nhật. 
  • D. Ở Đức, Áo - Hung.

Câu 3: Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào ?

  • A. Tháng 7/1936.       
  • B. Tháng 3/1938.
  • C. Tháng 3/1936.       
  • D. Tháng 7/1938.

Câu 4: Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là:

  • A. Chống đế quốc, đòi độc lập.
  • B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình.
  • C. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế quốc chai cho dân cày.
  • D. Đòi quyền tự trị cho Đông Dương.

Câu 5: Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?

  • A. Độc tài tàn bạo nhất, sô vanh nhất.
  • B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.
  • C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 6: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Tháng 6 - 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).
  • B. Tháng 7 - 1935 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
  • C. Tháng 3 - 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
  • D. Tháng 7 - 1935 tại I-an-ta (Liên Xô).

Câu 7: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là gì?

  • A. Đánh đuôi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
  • B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
  • C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

  • A. Mặt trận dân tộc thông nhất phản đế Đông Dương.
  • B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  • C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 9: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) họp ở đâu, ai chủ trì ?

  • A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập.
  • B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc.
  • C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ.
  • D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong.

Câu 10: Ngày hội truyền thống của công nhân mỏ xuất phát từ sự kiện gì ?

  • A. Ngày 20/1/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
  • B. Ngày 13/11/1936, công nhân mỏ than Phấn Mễ, Hòn Gai, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.
  • C. Ngày 21/3/1936, công nhân mở than Phấn Mễ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc, đấu tranh đòi tăng lương thêm 25 %.
  • D. Ngày 23/11/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.

Câu 11: Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

  • A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
  • B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.
  • C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  • D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 12: Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào?

  • A. Phong trào “Đông Dương đại hội” và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
  • B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.
  • C. Phong trào đón Gô-đa và đấu tranh nghi trường.
  • D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ.

Câu 13: Nét nỗi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  • A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quân chúng nhân dân.
  • B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
  • C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
  • D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo của quân chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

Câu 14: Năm 1937, trên cả nước có bao nhiêu cuộc bãi công của công nhân ?

  • A. 370.          
  • B. 350.          
  • C. 400.          
  • D. 361.

Câu 15: Tình hình giai cấp công nhân và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1936- 1939 ?

  • A. Lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa,
  • B. Chịu cảnh tô cao, thuế nặng, đời sổng hết sức bấp bênh.
  • C. Bị tư bản Pháp tìm cách chèn ép, cản trở mọi hoạt động kinh doanh.
  • D. Tất cá các ý trên.

Câu 16: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 - 1935) đã có những chủ trương gì?

  • A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
  • B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
  • C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
  • D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 17: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực sự là một cuộc cách mạng có tính chất là:

  • A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
  • B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • C. Một cuộc đấu tranh giai cấp.
  • D.Một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu 18: Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương?

  • A. Đờ Cu       
  • B. Đờ Gôn
  • C. Lêon Blum        
  • D. Brêviê

Câu 19: Điều nào không phải chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?

  • A. Cho phép lập Hội ái hữu. 
  • B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
  • C. Trả tự do cho một số tù chính trị. 
  • D. Cho phép xuất bản báo chí.

Câu 20: Ngày 1/5/1938 có sự kiện gì xảy ra ?

  • A. Cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng ngày Quốc tế Lao động của nhân dân tại khu vực nhà Đấu Xảo.
  • B. Cuộc mít tinh khổng lồ có 2,5 vạn người tham gia tại khu vực nhà Đấu Xảo.
  • C. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên quy mô cả nước.
  • D. Cuộc bãi công công nhân xe lửa Nam Đông Dương có sự hỗ trợ của công nhân xe lửa Trường Thi Hà Nội.