'

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế trong thời gian nào?

  • A.1954 - 1957.  
  • B.1954 -1958. 
  • C.1955 -1958. 
  • D.1955 - 1960.

Câu 2: Ngày 10/10/1954, sự kiện quan trọng nào đã xảy ra :

  • A. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
  • B. Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô.
  • C. Quân ta tiến vào tiếp quân Thủ đô.
  • D. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

Câu 3: Vụ tàn sát nào của Mĩ- Diệm diễn ra vào ngày 1 - 12 - 1958 làm chết hơn 1000 người dân?

  • A. Chợ Được (Quảng Nam). 
  • B. Hương Điền (Quảng Trị).
  • C. Vĩnh Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam). 
  • D. Phú Lợi (Sài Gòn).

Câu 4: Tình hình chung của cách mạng Việt Nam sau năm 1954 ?

  • A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
  • C. Nhà nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • D. Một nửa nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 5: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đề quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

  • A. Có vai trò Quan trọng nhất. 
  • B. Có vai trò cơ bản nhất.
  • C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
  • D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 6: Trong những năm 1958 – 1960, cách mạng nước ta đã phạm sai lầm gì ?

  • A. Nóng vội
  • B. Vi phạm nguyên tắc dân chủ tự nguyện
  • C. Dập khuôn, giáo điều
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào thời gian nào?

  • A. 10/ 10/ 1954
  • B. 25/ 10/ 1555.
  • C. 12/12/1954 
  • D. 18 / 10/ 1954

Câu 8: Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 - 1960 là gì?

  • A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.
  • B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
  • C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
  • D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 9: Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ - Diệm đã diễn ra đầu tiên ở đâu ?

  • A. Bến Tre.        
  • B. Bình Định, Ninh Thuận.
  • C. Quảng Ngãi.        
  • D. Tây Ninh.

Câu 10: Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất?

  • A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
  • B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của điạ chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
  • C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
  • D. Tất cả các lí do trên.

Câu 11: Vì sao hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 ?

  • A. Vì con đường này có tổng chiểu dài là 559 km.
  • B. Quyết định mờ con đường này của thủ tướng là quyết định mang số 559.
  • C. Tên con đường được đặt bằng thời gian mà Trung ương Đáng quyết định mở đường (tháng 5 - 1959).
  • D. Đơn vị đầu tiên tiến hành mở đường có 559 đội viên.

Câu 12: Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng, nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã nỗi dậy vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5 - 1959 
  • B. Tháng 6 - 1959
  • C. Tháng 7 - 1959 
  • D. Tháng 8 – 1959

Câu 13: Nội dung nào sau đây nằm trong công thức của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”?

  • A. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
  • B. Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới.
  • C. Đưa quân chư hầu của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
  • D. Thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Câu 14: Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chủ yếu là gì?

  • A. Đầu tranh vũ trang. 
  • B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.
  • C. Khởi nghĩa giành lại quyên làm chủ. 
  • D. Dùng bạo lực cách mạng.

Câu 15: Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?

  • A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
  • B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ ngụy
  • C. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
  • D. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà.

Câu 16: Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì?

  • A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
  • B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất.
  • C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất.
  • D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.

Câu 17: Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam?

  • A. Ai-xen-hao
  • B. Ken-nơ-đi
  • C. Giôn-xơn
  • D. Ru-dơ-ven

Câu 18: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?

  • A. Giải phóng giai cấp nông dân.  
  • B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • C. Khôi phục kinh tế. 
  • D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Câu 19: Chính sách nào của Mĩ - Diệm thể hiện chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam?

  • A. Phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
  • B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
  • C. Mở chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng” thi hành “Luật 10 -59”, lê máy chém khắp miền Nam.
  • D. Thực hiện chính sách “Đả thực”, “ Bài phong”, “Diệt cộng”.

Câu 20: “Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với Xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?

  • A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. 
  • B. Phong trào cách mạng 1936 - 1939.
  • C. Cải cách ruộng đất năm 1954. 
  • D. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.

Câu 21: Việc Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10 – 59 chứng tỏ điều gì?

  • A. Sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của chúng.
  • B. Sức mạnh về quân sự của Mĩ - Diệm.
  • C. Chính sách độc tài của chệ độ “gia đình trị”.
  • D. Mĩ - Diệm rất mạnh.

Câu 22: Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của miền Bắc sẽ là gì?

  • A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
  • B. Miễn Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
  • C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.
  • D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam

Câu 23: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  • A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
  • B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
  • C. Tiến hành dồn dân, lập “Ấp chiến lược”.
  • D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.

Câu 24: Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

  • A. Ngụy quân 
  • B. Ngụy quyền
  • C. “Ấp chiến lược” 
  • D. Đô thị (hậu cứ)

Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất của kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?

  • A. Độ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
  • B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  • C. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • D. Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.