'

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Hồn Trương Ba da hàng thịt (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Hồn Trương Ba da hàng thịt (P2)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Hồn Trương Ba da hàng thịt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tác giả Lưu Quang Vũ là chồng của nữ thi sĩ nổi tiếng nào của Việt Nam?

  • A. Bà Huyện Thanh Quan
  • B. Lâm Thị Mĩ Dạ
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 2: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về nội dung đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 12, tập 1?

  • A. Đoạn trích tái hiện lại bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam thế kỷ XIX.
  • B. Đoạn trích giúp người đọc thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này.
  • C. Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về một câu chuyện dân gian.
  • D. Đoạn trích tái hiện lại một sự việc tưởng tượng không có thật: đó là hồn nhập vào xác.

Câu 3: Việc xin Đế Thích cho cu Tị sống, để mình được chết hẳn, không nhập hồn vào cơ thể ai nữa, cho thấy điều gì trong con người Trương Ba?

  • A. Con người hiền lành, chăm chỉ.
  • B. Con người khó tính, không thích trẻ con.
  • C. Con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng.
  • D. Con người của cõi Tiên.

Câu 4: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua các nhân vật Tây Vương Mẫu, Nam Tào, Bắc Đẩu, tác giả muốn nói lên điều gì?

  • A. Phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của một bộ phận những người có nhiều quyền thế trong xã hội.
  • B. Phê phán những kẻ giả dối, chạy theo sở thích tầm thường, bản năng, xác thịt.
  • C. Phê phán tính hợm hĩnh, thiếu trung thực, chạy theo ham muốn vật chất.
  • D. Phê phán sự vô trách nhiệm, quan liêu, thờ ơ của những người lãnh đạo, những người nắm quyền hành trong tay trước cuộc sống, số phận của người dân.

Câu 5: Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” là của nhân vật nào trong tác phẩm?

  • A. Đế Thích.
  • B. Xác anh hàng thịt.
  • C. Hồn Trương Ba.
  • D. Chị Lụa.

Câu 6: Tác phẩm nào sau đây không phải của Lưu Quang Vũ?

  • A. Nàng Xi-ta
  • B. Con rồng tre
  • C. Sống mãi tuổi 17
  • D. Nếu anh không đốt lửa

Câu 7: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về chiều sâu triết lý của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

  • A. Phải biết đấu tranh vì sự sống còn của bản thân.
  • B. Nếu có cơ hội được sống lại, hãy tận dụng.
  • C. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống chân thật với chính mình và với mọi người.
  • D. Hãy tồn tại bằng bất cứ giá nào.

Câu 8: Câu nói sau là của nhân vật nào trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt: “Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”

  • A. Chị con dâu
  • B. Cu Tị
  • C. Cái Gái
  • D. Chị Lụa

Câu 9: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, thái độ của nhân vật xác anh hàng thịt trong cuộc đối thoại với Hồn Trương Ba như thế nào?

  • A. Khinh bỉ, coi thường.
  • B. Đe dọa, uy hiếp.
  • C. Nhường nhịn, van xin.
  • D. Giễu cợt, tự đắc.

Câu  9: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”nhân vật chính là cái xác được hồn nhập vào vốn là người làm nghề gì?

  • A. Làm vườn 
  • B. Buôn bán
  • C. Đồ tể
  • D. Thợ mộc

Câu  10: Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) thuộc phần nào của vở kịch?

  • A. Thắt nút 
  • B. Phát triển
  • C. Cao trào     
  • D. Mở nút

Câu 11: Nghệ thuật đặc sắc của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là:

  • A. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
  • B. Nghệ thuật dựng đối thoại nhân vật.
  • C. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại giữa các nhân vật.
  • D. Nghệ thuật tả cảnh.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất khi nói về nhân vật Trương Ba?

  • A. Người làm vườn- người chồng, người bố, người ông hiền hậu, cao quý.
  • B. Người sống dựa dẫm vào con cháu.
  • C. Người chồng, người cha vũ phu.
  • D. Người nông dân thiển cận, ít suy nghĩ.