Câu 1: Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là?
- A. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.
- B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.
-
C. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.
- D. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
Câu 2: Ý nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Tô Hoài?
- A. Ông là một nhà văn lớn, với các tác phẩm văn xuôi hiện thực
- B. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
-
C. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, có truyền thống văn học
- D. Nghệ thuật trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục.
Câu 3: Điều gì đã đánh thức khát vọng sống hạnh phúc tưởng như đã chết trong tâm hồn của Mị?
- A. Bát rượu ngày xuân mà Mị uống.
- B. Hình ảnh A Sử đi chơi.
-
C. Tiếng sáo gọi bạn tình.
- D. Không khí cả mùa xuân đang đến.
Câu 4: Nỗi đau khổ lớn nhất mà Mị phải chịu đựng là gì?
- A. Phải làm lụng cơ cực để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
-
B.Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu tự do, quyền làm người.
- C. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục ở nhà thống lí Pá TrA.
- D.Bị hành hạ, đày đoạ, vùi dập tàn bạo.
Câu 5: Tội ác lớn nhất của nhà thống lí là đã cướp mất của Mỵ là…?
- A. Tự do.
- B. Tình yêu.
- C. Tuổi trẻ.
-
D.Sự ý thức, xúc cảm.
Câu 6: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập truyện nào sau đây?
- A. Đồng bạc trắng hoa xòe
- B. Rẻo cao
-
C. Truyện Tây Bắc
- D. Miền Tây
Câu 7: Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là:
- A. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.
- B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.
- C. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.
-
D. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.
Câu 8: Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là
- A. Tiếng khèn.
- B. Tiếng hát.
- C. Tiếng chiêng.
-
D. Tiếng sáo gọi bạn tình.
Câu 9: Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?
- A. Phủ không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ.
- B. A Phủ là thanh niên khoẻ mạnh, chạy nhanh như ngựa.
-
C. A Phủ là người yêu trước kia của Mị.
- D. A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
Câu 10: Đặc điểm phong cách nào dưới đây không phải là nét nổi bật của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
- A. Ngôn ngữ và lời văn giàu chất tạo hình.
-
B. Thể hiện trong trang viết những tư liệu quý giá cùng những nhận xét, đánh giá sắc sảo về con người.
- C. Có nhiều trang viết thấm đượm chất thơ, chất trữ tình.
- D. Thể hiện được màu sắc dân tộc theo (bao hàm cả các dân tộc thiểu số) đậm đà.
Câu 11: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi
- A. thấy A Phủ bị trói chờ chết.
- B. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình.
-
C. Tết đến và "những đêm tình mùa xuân đã tới".
- D. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết.
Câu 12: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)?
- A. Chăm chỉ.
- B. Hiếu thảo.
- C. Thổi sáo giỏi.
-
D. Hát hay.
Câu 13: Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì?
- A. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm.
- B. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm.
- C. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất.
-
D. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất.
Câu 14: Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện
- A. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
- B. Mị ở Phiềng Sa.
-
C. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
- D. Mị ở Hồng Ngài.
Câu 15: Ý kiến nào sau đây là chính xác khi nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?
- A. Mị là con người giàu nghị lực vươn lên.
- B. Mị là con người ủy mị, yếu đuối.
-
C. Mị là con người tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.
- D. Mị là con người luôn cam chịu, nhẫn nhục.