'

Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P4)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P4)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cá thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab}$ tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen $\frac{AB}{Ab}$ thu được ở F1 nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%

  • A. 16%
  • B. 4% 
  • C. 9% 
  • D. 8%

Câu 2: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

  • A. chồng IAIO vợ IBIO
  • B. chồng IBIO vợ IAIO.
  • C. chồng IAIO vợ IAIO.
  • D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 3: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

  • A. ADN-polimeraza. 
  • B. restrictaza.
  • C. ADN-ligaza.
  • D. ARN-polimeraza.

Câu 4: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

  • A. Cho quần thể sinh sản hữu tính.
  • B. Cho quần thể tự phối.
  • C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.
  • D. Cho quần thể giao phối tự do. 

Câu 5: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là: 

  • A. aaBB.
  • B. aaBb.
  • C. AAbb.
  • D. AAbb hoặc aaBB.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

  • A. 35 cao: 1 thấp. 
  • B. 5 cao: 1 thấp. 
  • C. 3 cao: 1 thấp.
  • D. 11 cao: 1 thấp

Câu 7: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4. 

Câu 8: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

  • A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
  • B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
  • C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
  • D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 9: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:

  • A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
  • B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
  • C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
  • D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 10: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho

  • A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
  • B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.
  • C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.
  • D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.

Câu 11: Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là:

  • A. gây đột biến gen. 
  • B. gây đột biến NST.
  • C. gây đột biến.  
  • D. gây biến dị tổ hợp.

Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

  • A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
  • B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
  • C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
  • D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2

  • A. $\frac{4}{9}$.
  • B. $\frac{2}{9}$.
  • C. $\frac{1}{9}$.
  • D. $\frac{8}{9}$.

Câu 14: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là: 

  • A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa.
  • B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa.
  • C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. 
  • D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa.

Câu 15: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

  • A. Mất một cặp nuclêôtit. 
  • B. Thêm một cặp nuclêôtit.
  • C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
  • D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 16: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen $\frac{AB}{aB}$  giao phấn với cây có kiểu gen $\frac{ab}{ab}$ thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là:

  • A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
  • B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
  • C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
  • D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ. 

Câu 17: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

  • A. ♀XWXw   x  ♂XWY
  • B. ♀XWXW    x   ♂XwY
  • C. ♀XWXw   x   ♂Xw
  • D. ♀XwXw   x   ♂XWY

Câu 18: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

  • A. UGU, UAA, UAG 
  • B. UUG, UGA, UAG
  • C. UAG, UAA, UGA
  • D. UUG, UAA, UGA

Câu 19: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng

  • A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.
  • B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.
  • C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.
  • D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.

Câu 20: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:

  • A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. 
  • B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. 
  • C. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  • D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu 21: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? 

  • A. Đột biến gen.
  • B. Mất đoạn nhỏ.
  • C. Chuyển đoạn nhỏ.
  • D. Đột biến lệch bội.

Câu 22: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

  • A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn).
  • B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).
  • C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). 
  • D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).

Câu 23: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học

  • A. chọn thể truyền có gen đột biến. 
  • B. chọn thể truyền có kích thước lớn.
  • C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi.   
  • D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu.

Câu 24: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

  • A. rARN.
  • B. mARN.
  • C. tARN.
  • D. ADN.

Câu 25: Ở Người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. Một quần thể có 10000 người, trong đó có 2500 người bị bệnh, trong số này nam giới có số lượng gấp 3 nữ giới. Hãy tính số gen gây bệnh được biểu hiện trong quần thể?

  • A. 3125
  • B. 1875
  • C. 625
  • D. 1250

Câu 26: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

  • A. phân li độc lập.
  • B. liên kết gen hoàn toàn.
  • C. tương tác cộng gộp. 
  • D. tương tác bổ trợ.

Câu 27: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ

  • A. $\frac{2}{9}$.
  • B. $\frac{1}{4}$.
  • C. $\frac{1}{8}$.
  • D. $\frac{1}{2}$.

Câu 28: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của

  • A. quá trình phát sinh đột biến.
  • B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
  • C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
  • D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

Câu 29: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen

  • A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
  • B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
  • C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
  • D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 30: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

  • A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
  • B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.
  • C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể. 
  • D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

Câu 31: Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh.
  • B. 100% số con trai  của họ sẽ mắc bệnh.
  • C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh.
  • D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh.

Câu 32: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

  • A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
  • B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
  • C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
  • D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Câu 33: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

  • A. 1800
  • B. 2400 
  • C. 3000
  • D. 2040

Câu 34: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp: 

  • A. lai tế bào.
  • B. đột biến nhân tạo. 
  • C. kĩ thuật di truyền. 
  • D. chọn lọc cá thể.

Câu 35: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

  • A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
  • B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
  • C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
  • D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.

Câu 36: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

  • A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  • B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  • C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  • D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, 

Câu 37: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?

  • A. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa
  • B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa
  • C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa
  • D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa 

Câu 38: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau? 

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1 
  • D.  

Câu 39: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

  • A. Mã di truyền có tính phổ biến.
  • B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
  • C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. 
  • D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 40: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, nếu thiếu sự tác động này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.

  • A. 3 đỏ: 5 trắng 
  • B. 1 đỏ: 3 trắng  
  • C. 5 đỏ: 3 trắng
  • D. 3 đỏ: 1 trắng