'

Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze
Mục lục
Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Laze A phát ra chùm bức xạ bước sóng 400 nm với công suất 0,6 W. Laze B phát ra chùm bức xạ bước sóng $\lambda $ với công suất 0,2 W. Trong cùng một khoảng thời gian, số photon do laze B phát ra bằng một nửa số photon do laze A phát ra. Một chất phát quang có thể phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu dùng laze B kích thích chất phát quang trên thì nó phát ra ánh sáng màu

  • A. Đỏ 
  • B. Lục 
  • C. Vàng 
  • D. Tím

Câu 2: Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn đo laze phát ra có

  • A. độ sai lệch tần số là rất nhỏ. 
  • B. độ sai lệch năng lượng là rất lớn.
  • C. độ sai lệch bước sóng là rất lớn.  
  • D. độ sai lệch tần số là rất lớn.

Câu 3: Màu do một laze phát ra

  • A. màu trắng
  • B. hỗn hợp hai màu đơn sắc
  • C. hỗn hợp nhiều màu đơn sắc
  • D. màu đơn sắc

Câu 4: chọn phát biểu sai khi nói về laze:

  • A. Nguyên tắc hoạt động của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ
  • B. Trong laze rubi có sự biến đổi điện năng thành quang năng.
  • C. Đề có chùm laze, người ta cho các phôtôn truyền qua lại môi trường hoạt tính nhiều lần.
  • D. Tia laze có thể gây ra hiện tượng quang điện với một số kim loại.

Câu 5: Tia laze được dùng trong truyền tin bằng cáp quang là do có

  • A. cường độ lớn và tần số cao.
  • B. tính đơn sắc và kết hợp cao.
  • C. cường độ lớn và tính định hướng cao.
  • D. tính kết hợp và cường độ cao.

Câu 6: Tìm phát biểu sai. Các loại laze thông thường đã được sản xuất là

  • A. laze rắn        
  • B. laze khí
  • C. laze lỏng        
  • D. laze bán dẫn

Câu 7: Laze không được ứng dụng

  • A. làm dao mổ trong y học
  • B. xác định tuổi cổ vật trong ngành khảo cổ học
  • C. để truyền tin bằng cáp quang
  • D. đo các khoảng cách trong ngành trắc địa

Câu 8: Chọn phát biểu đúng về laze:

  • A. Các phôtôn bay theo cùng một hướng nên sóng điện từ trong chùm sáng cùng pha.
  • B. Anh-xtanh là người tìm ra hiện tượng phát xạ cảm ứng.
  • C. Màu đỏ của laze hồng ngọc do ion nhôm phát ra. 
  • D. Các phôtôn trong chùm sáng laze dao động trong các mặt phẳng vuông góc nhau

Câu 9: Laze rubi biến đổi

  • A. điện năng thành quang năng. 
  • B. quang năng thành quang năng.
  • C. quang năng thành điện năng. 
  • D. nhiệt năng thành quang năng.

Câu 10: Người ta dùng một laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P = 10 W. Đường kính của chùm sáng là d = 1 mm, bề dày của tấm thép h = 1 mm. Nhiệt độ ban đầu là $t1=30^{\circ}C$. Biết: Khối lượng riêng của thép , ρ=7800 kg/m3; nhiệt dung riêng của thép là c = 448 J/kg.K ; nhiệt nóng chảy riêng của thép λ = 270 kJ/kg ; điểm nóng chảy của thép $t2=1535^{\circ}C$. Thời gian khoan thép là

  • A. 2,3 s        
  • B. 0,58 s       
  • C. 1,2 s        
  • D. 0,42 s

Câu 11: Chọn phát biểu sai:

Các phôtôn trong chùm laze

  • A. được tạo ra từ hiện tượng quang phát quang
  • B. luôn cùng phương truyền
  • C. có năng lượng bằng nhau
  • D. có năng lượng lớn hơn năng lượng các phôtôn trong chùm tia tử ngoại

Câu 12: Tia laze không có đặc điểm

  • A. độ định hướng cao
  • B. độ đơn sắc cao
  • C. cường độ lớn
  • D. công suất trung bình có giá trị lớn

Câu 13: Sự phát xạ cảm ứng là sự

  • A. phát ra một phôtôn bởi một nguyên từ.
  • B. phát xạ của một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số.
  • C. phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.
  • D. phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, khi một phôtôn có tần số thích hợp bay lướt qua nó.

Câu 14: Một phôtôn có năng lượng $\varepsilon ^{'}$ bay qua hai nguyên tử ở trạng thái kích thích. Sau đó ngoài phôtôn $\varepsilon ^{'}$ còn có thêm hai phôtôn $\varepsilon _{1}$ và $\varepsilon _{2}$ đi ra. Phôtôn $\varepsilon _{2}$ bay ngược hướng với phôtôn $\varepsilon ^{'}$. Sóng điện từ ứng với phôtôn $\varepsilon _{1}$ ngược pha với sóng điện từ ứng với phôtôn $\varepsilon ^{'}$. Phôtôn nào được phát xạ cảm ứng?

  • A. Không phôtôn nào. 
  • B. Cả hai phôtôn $\varepsilon _{1}$ và $\varepsilon _{2}$
  • C. Phôtôn $\varepsilon _{1}$
  • D. Phôtôn $\varepsilon _{2}$

Câu 15: Hiệu suất của một laze

  • A lớn hơn 100%       
  • B. nhỏ hơn 100%
  • C. bằng 100%        
  • D. rất lơn so với 100%

Câu 16: Tìm phát biểu sai về tia laze

  • A. tia laze có tính định hướng cao
  • B. tia laze bị tán sắc khi qua lăng kính
  • C. tia laze là chùm sáng kết hợp
  • D. tia laze có cường độ lớn

Câu 17: Tia laze được ứng dụng trong thông tin liên lạc, do có

  • A. tính định hướng và tần số rất cao.
  • B. tính định hướng và cường độ lớn.
  • C. tính kết hợp và độ tụ cao.
  • D. năng lượng tập trung cao tại một điểm.

Câu 18: Chọn phát biểu sai:

  • A. Ánh sáng phát quang luôn có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng kích thích nó
  • B. Các phôtôn trong chùm laze luôn cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
  • C. Tia laze là chùm sáng song song.
  • D. Tia laze chỉ được tạo ra từ những tinh thể rắn.

Câu 19: Tia laze được dùng đề cắt, khoan, tôi... trong công nghiệp là vì nó có

  • A. tính đơn sắc cao và độ tụ lớn.
  • B. là chùm sáng hội tụ và kết hợp cao.
  • C. cường độ lớn và tính định hướng cao.
  • D. tần số cao và có tác dụng nhiệt. 

Câu 20: Trong phòng thí nghiệm ở trường phổ thông hiện nay, ta dùng tỉa laze để thực hiện thí nghiệm giao thoa Y-âng thay cho các bức xạ nhìn thấy thông thường là vì tia laze có

  • A. cường độ lớn và dễ chế tạo.
  • B. tính định hướng và tính kết hợp cao.
  • C. tính hội tụ cao và là chùm đơn sắc.
  • D. năng lượng phôtôn lớn và là chùm song song.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng: `

  • A. Mắt ta có thể nhìn thấy đường truyền của tia laze trong chân không.
  • B. Khi ánh sáng truyền qua chân không thì cường độ sáng không thay đổi
  • C. Ánh sáng phát quang có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
  • D. Tia laze là chùm sáng có tính hộ tụ rất cao 

Câu 22: Trong laze rubi có sự biến đổi năng lượng từ dạng nào sang quang năng?

  • A. Quang năng        
  • B. Hiện tượng cảm ứng điện từ
  • C. Nhiệt năng               
  • D. Điện năng 

Câu 23: Hai laze A và B có công suất phát quang tương ứng là 0,5W. Biết tỉ số giữa số phôtôn của laze B với số phôtôn của laze A phát ra trong một đơn vị thời gian là $\frac{2}{15}$. Tỉ số bước sóng $\frac{\lambda _{A}}{\lambda _{B}}$ của hai bức xạ là

  • A. $\frac{1}{81}$
  • B. 9
  • C. 81
  • D. $\frac{1}{9}$

Câu 24: Người ta dùng một laze CO2 có công suất 8 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ nào sẽ làm cho nước của phần mô ở chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng và nhiệt hóa hơi của nước là: c= 4,18 kJ/kg.K, $ρ=10^{3}$ kg/m3, L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ ban đầu của nước là $37^{\circ}C$. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1 s là

  • A. 2,3 $mm^{3}$        
  • B. 3,9 $mm^{3}$               
  • C. 3,1 $mm^{3}$          
  • D. 1,6 $mm^{3}$