'

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành lâm nghiệp, thủy sản

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành lâm nghiệp, thủy sản
Mục lục
Những vấn đề liên quan đến lâm nghiệp và thủy sản của nước ta đều được liệt kê trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này. Với những bộ đề phân ra theo ngành, theo lĩnh vực như thế này. Các bạn học sinh sẽ vừa ôn luyện, vừa có thể củng cố lại kiến thức những phần mình còn yếu một cách dễ dàng.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhân tố thuận lợi cho phát triển thủy sản ở nước ta là:

A. Nước ta có nhiều ngư trường rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn.

B. Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế

C. Nước ta có nhiều bãi tắm đẹp

D. Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn.

 

Câu 2. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng :

A. An Giang.           B. Đồng Tháp.                     C. Bà Rịa - Vũng Tàu.                   D. Cà Mau.

 

Câu 3. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là

A. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng.

B. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản.

C. Dọc bờ biển nước ta có nhiều đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn.

D. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.

 

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long :

A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.

B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.

D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

 

Câu 5. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên :

A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.

D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.

 

Câu 6. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là :

A. Tạo sự đa dạng sinh học.                          B. Điều hoà nguồn nước của các sông.

C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.              D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.

 

Câu 7. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là :

A. Quảng Ninh - Hải Phòng.                                     

B. Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Kiên Giang- Cà Mau

 

Câu 8. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là :

A. Rừng phòng hộ.                B. Rừng đặc dụng.             C. Rừng sản xuất.                     D. Rừng trồng.

 

Câu 9. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh :

A. Lâm Đồng .                      B. Đồng Nai.                      C. Ninh Bình.                      D. Thừa Thiên - Huế.

 

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Bến Tre và Tiền Giang.                          B. Ninh Thuận và Bình Thuận.

C. An Giang và Đồng Tháp.                        D. Cà Mau và Bạc Liêu.

 

Câu 11. Nơi thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là:

A. Kênh rạch.                      B. Đầm phá.                   C. Ao hồ.                 D. Sông suối.

 

Câu 12.  Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng  :

A. Sản xuất.                  B. Phòng hộ.                 C. Đặc dụng.                 D. Khoanh nuôi.

 

Câu 13. Thuận lợi nào sau đây hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản?

A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển

B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản

C. Dịch vụ thủy sản được phát triển rộng khắp

D. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn

 

Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt dưới 60% là:

A. Kon Tum               B. Lâm Đồng            C. Gia Lai                  D. Quảng Bình

 

Câu 15. Nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế ở nước ta là:

A. Bãi biển, đầm phá.                               B. Các cánh rừng ngập mặn.

C. Sông suối, kênh rạch.                           D. Hải đảo có các rạn đá.

 

Câu 16. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005.

(Đơn vị : nghìn tấn)

Năm

1990

1995

2000

2005

Khai thác

728,5

995,3

1660,9

1995,4

Nuôi trồng

162,1

389,1

589,6

1437,4

Sản lượng

890,6

1584,5

2250,5

3432,8


Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?

A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.

B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.

C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.

D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.

 

Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lý, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh nào cao nhất:

A. Bạc Liêu                    B. Nghệ An                    C. Trà Vinh                          D. Khánh Hòa

 

Câu 18. Đặc điểm không đúng với ngành lâm nghiệp nước ta

A. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

B. Tài nguyên rừng nước ta vô cùng phong phú, chủ yếu phục vụ xuất khẩu gỗ.

C. Tài nguyên rừng nước ta đã bị suy thoái nhiều

D. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

 

Câu 19. Đặc điểm đúng với sự phát triển ngành thủy sản nước ta:

A. Sản lượng thủy sản năm 2005 thấp hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm

B. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 142kg/năm

C. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất thủy sản

D. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhưng giá trị sản xuất theo giá so sánh lại thấp hơn khai thác thủy sản

 

Câu 20. Loại nào sau đây không được xếp vào loại rừng phòng hộ?

A. Rừng đầu nguồn.                                          B. Vườn quốc gia

C. Rừng chắn sóng ven biển.                           D. Rừng chắn cát bay

--------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------------